12 - 14, tháng 06 năm 2024, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngành gỗ đặt mục tiêu 10,5 tỷ USD năm 2019

Ngành gỗ đặt mục tiêu 10,5 tỷ USD năm 2019

Năm 2018 vừa qua là một cột mốc quan trọng đối với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản, trong đó có gỗ cao su. Năm 2019, ngành gỗ đặt mục tiêu đạt 10,5 tỷ USD.

Cơ hội cho ngành gỗ từ CPTPP và EVFTA

Theo Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), ngành gỗ Việt Nam năm 2018 đã đạt được nhiều thành tích nổi bật mặc dù thị trường thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp. Đây là một dấu hiệu dáng mừng đối với với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản, trong đó có gỗ cao su.

Cũng trong năm 2018, nhiều sự kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn đến ngành gỗ đã diễn ra. Cụ thể là Việt Nam và Ủy ban châu Âu đã ký Hiệp định VPA/FLEGT tại Brussels (19/10/2018). Quốc hội cũng đã chính thức phê chuẩn Hiệp định CPTPP (Ngày 12/11), sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019 cũng như ký kết cả hai hiệp định EVFTA vào quý I/2019. Nhờ vào các Hiệp định này, Việt Nam có thể tiếp cận thêm các thị trường mới như Canada, Mexico, Peru,… mà trước nay mức thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam tại đây còn khá cao.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã đặt ra định hướng trong 10 năm tới, ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất xuất khẩu của Việt Nam.

Ngành gỗ đặt mục tiêu 10,5 tỷ USD năm 2019

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2018 ước đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017. Có thể thấy rằng chế biến gỗ chính thức vượt qua thủy sản (xuất khẩu đạt 9 tỷ USD), trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong ngành nông nghiệp. Giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt tới 7 tỷ USD, đứng đầu các ngành kinh tế xuất khẩu của Việt Nam.

Doanh số top 100 doanh nghiệp có doanh thu ấn tượng của ngành năm nay tăng 16,3% so với top 100 năm 2017, đạt khoảng hơn 4 tỷ USD. Trong 11 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của doanh nghiệp FDI đạt 3,5 tỷ USD, tăng 9,54% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của cả nước. Phần còn lại hơn 55% thuộc về doanh nghiệp trong nước.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG, sau đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada, Pháp…

Theo Tổng cục Lâm nghiệp, sản lượng khai thác gỗ rừng năm 2018 đạt khoảng 27,5 triệu m3. Trong đó, khai thác từ rừng trồng tập trung 18,5 triệu m3, tăng 3% so với 2017, khai thác từ cây trồng phân tán và cây cao su tái canh khoảng 9 triệu m3 gỗ. Với nguồn nguyên liệu này, đa phần nhu cầu sản xuất trong nước đã được đáp ứng, tạo ra nhiều lợi thế cho doanh nghiệp và cải thiện sự ổn định của người dân.

Rubber & Tyre Vietnam là Triển lãm & Hội thảo quốc tế chuyên ngành Công nghiệp Cao Su và Sản xuất Săm, Lốp xe được tổ chức thường niên tại Việt Nam, là điểm đến lý tưởng để kết nối, tăng cường và mở rộng hợp tác kinh doanh. Kính mời quý vị đến với Rubber & Tyre Vietnam 2019, diễn ra từ ngày 26 – 28/06/2019 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM!

Source: ndh.vn

ĐĂNG KÝ GIAN HÀNG TẠI RUBBER & TYRE VIETNAM 2024

Triển lãm hàng đầu để Kết nối giao thương với các nhà phân phối, nhà nhập khẩu và người mua lớn từ Việt Nam